Tầng 3, số 34 Hoàng Cầu mới, Đống Đa, Hà Nội

Vì sao phải tắt điện thoại khi đi máy bay?

Đã bao giờ bạn thắc mắc lý do phải tắt điện thoại di động khi đi máy bay? Có những tình huống hành khách không hiểu được nguyên nhân và không tuân thủ việc này, thậm chí họ còn nổi nóng với các tiếp viên và nhất quyết không chịu tắt điện thoại. Dưới đây là lý do tại sao phi hành đoàn luôn yêu cầu hành khách phải tắt toàn bộ thiết bị điển tử hoặc chuyển chúng sang chế độ riêng khi máy bay cất và hạ cánh. Khách sạn Nội Bài giá rẻ VATC SleepPod tin rằng các bạn sẽ tránh được những sự cố không đáng có khi đi bay sau khi đọc bài viết này.

Điện thoại di động là vật bất ly thân với nhiều người

Cất và hạ cánh được xem là thao tác quan trọng nhất của mỗi chuyến bay. Lúc này, phi hành đoàn phải tập trung cao độ và giữ liên lạc với trạm kiểm soát ở mặt đất. Do đó, nếu hành khách sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, laptop... có thể phát ra sóng gây nhiễu hệ thống điều hướng của máy bay, ảnh hưởng tới quá trình liên lạc giữa phi hành đoàn và mặt đất.

 

Điện thoại hỗ trợ con người trong công việc cũng như mục đích giải trí

Theo nhiều nghiên cứu, có khoảng 30% hành khách không tắt điện thoại lúc máy bay cất và hạ cánh. Tuy chưa có bằng chứng nào cho thấy việc sử dụng thiết bị điện tử dẫn đến việc rơi máy bay thương mại, song chúng là một trong những nguyên nhân làm giảm sự an toàn trên các chuyến bay.

 

Ủy ban truyền thông liên bang Mỹ (FCC) cho biết, không chỉ điện thoại mà các thiết bị điện tử có thể phát ra sóng vô tuyến cũng gây nhiễu hệ thống điện tử nhạy cảm của máy bay.

 

Ngoài điện thoại các thiết bị điện tử khác cũng lọt danh sách “đen”

Vì thế, những thiết bị như máy đọc sách, tai nghe, đồng hồ thông minh cũng có thể là "thủ phạm" gây nhiễu sóng và xao lãng sự tập trung của phi công ở giai đoạn quan trọng.

 

Nên biết thời điểm hạn chế dùng điện thoại

Hiện nay, đa số máy bay đều được trang bị công nghệ hiện đại hơn nên hệ thống điều hướng của chúng cũng không còn cùng tần số với mức sóng phát ra từ các thiết bị điện tử. Do vậy, chuyến bay cũng ít chịu tác động xấu do nhiễu sóng từ đồ dùng công nghệ.

 

Đã có sự cố nghiệm trọng do ảnh hưởng từ sóng điện thoại

Thực tế đã ghi nhận 2 sự cố máy bay nghiêm trọng do ảnh hưởng của sóng điện thoại di động, đó là vụ rơi máy bay tại Thụy Sĩ vào năm 2000 tại Christchurch (New Zealand) vào năm 2003.

Với thông tin trên, Phòng ngủ gần Sân bay Nội Bài hy vọng bạn sẽ hiểu được lý do và tuân theo sự nhắc nhở của các hãng Hàng không. Hãy mau chia sẻ bài đọc này tới mọi người xung quanh để chúng ta luôn có những chuyến bay thoải mái và an toàn nhất nhé !